Dây chuyền chuyển gạo xuất khẩu từ nhà máy xuống ghe. Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN
Thay vì xuất khẩu dưới dạng tươi, hoặc chế biến thô, nhiều sản phẩm hàng hoá Việt hiện nay đã được xuất khẩu với hàm lượng chế biến sâu hơn, mang lại giá trị lớn. Điều này góp phần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa ngành hàng và chuyển từ phát triển chuỗi cung ứng sang phát triển chuỗi giá trị ngành hàng, bắt nhịp xu hướng tiêu dùng của thị trường toàn cầu.
Tối ưu lợi thế
Nhận định từ các chuyên gia thương mại, hiện nay, Việt Nam được xếp vào nước xuất khẩu lớn thứ 20 trên thế giới trong số 240 nền kinh tế và đứng top đầu thế giới trong nhiều mặt hàng như gạo, cà phê, hạt điều, dệt may, da giày. Tuy nhiên, xuất khẩu vẫn còn nhiều hạn chế; trong đó, lớn nhất là phát triển chưa bền vững, kim ngạch xuất khẩu tuy cao nhưng giá trị gia tăng không cao vì xuất khẩu vẫn tập trung số lượng chứ chưa quan tâm nhiều đến chất lượng và hiệu quả. Bên cạnh đó, cơ cấu thị trường hiện nay tập trung quá lớn vào một số thị trường trong trọng điểm và sản phẩm chủ lực.
Ngoài ra, sản phẩm xuất khẩu chưa mang hàm lượng khoa học công nghệ cao do chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh, khoa học công nghệ, năng suất lao động mà vẫn xuất khẩu dựa nhiều vào lao động, nguồn lợi thiên nhiên, có nguy cơ dẫn đến ảnh hưởng môi trường. Những hạn chế này khiến kim ngạch xuất khẩu dù đạt được thành tích về kim ngạch rất lớn nhưng chưa thực sự bền vững.
Chính vì vậy, Chiến lược xuất khẩu hàng hoá đến năm 2030 đã được ban hành, đặt mục tiêu xuất khẩu phát triển bền vững. Cụ thể, chiến lược đưa ra mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu dựa trên đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, năng suất lao động, bảo vệ môi trường gắn với sản xuất xanh, sạch, tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đa dạng hoá thị trường và đa dạng hoá sản phẩm. Đây là động lực quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh chế biến sâu, gia tăng giá trị xuất khẩu.
Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, củ sắn có thể chế biến thành bánh đa hay sản phẩm được chế biến thành nước cốt, kombucha trái cây. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư công nghệ, nghiên cứu chế biến chuyên sâu để nhiều mặt hàng không chỉ tiêu dùng nội địa mà còn xuất khẩu số lượng lớn.
Với những mặt hàng như bưởi, dừa thường có tỷ lệ dưới chuẩn sau thu hoạch trên 30% vì không đúng size, Jili yy777 login hoặc hình dáng, 8K8 màu sắc đã được một số doanh nghiệp đưa vào chế biến thành nước dừa đóng hộp, Taruhan77 RTP Slot online nước ép bưởi hay kombocha bưởi.
Ngoài ra, Fk777 app có doanh nghiệp còn tận dụng lợi thế từ xưởng sản xuất bột mì để chế biến bánh đa siêu mỏng từ sắn và đã chinh phục không chỉ thị trường nội địa mà còn xuất khẩu đi Hàn Quốc,PH646 register Nhật Bản, Australia và Mỹ. Cũng nhờ chế biến sâu, ngành sắn Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2050, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 2,3 - 2,5 tỷ USD.
Ông Tô Thái Thành - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Tiến Thịnh cho biết, giá trị gia tăng của các mặt hàng nông sản Việt Nam vẫn còn thấp, chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng thô, chưa qua chế biến sâu. Điều này không chỉ làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế mà còn hạn chế tiềm năng phát triển kinh tế nông thôn.
Gần đây, các sản phẩm nông sản chế biến xuất khẩu của Việt Nam như nước trái cây, trái cây tươi, trái cây sấy và đồ hộp ngày càng được người tiêu dùng tại Mỹ và châu Âu đón nhận. Bởi vậy, doanh nghiệp không ngừng nâng cao công nghệ chế biến,vòng quay may mắn online cải thiện mẫu mã bao bì và áp dụng các chứng nhận quốc tế như HACCP, GlobalGAP và FDA góp phần giúp nông sản chế biến Việt Nam tạo được sự tin cậy từ khách hàng quốc tế.
Tương tự, ông Trịnh Ngọc Minh - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nông sản Phúc Tiến chia sẻ, công ty đã tăng cường đầu tư hệ thống cấp đông, tăng cường chế biến, đa dạng sản phẩm, nên đơn vị luôn ký được đơn hàng xuất khẩu đi châu Âu và châu Á. Chế biến sâu giúp doanh nghiệp tạo những sản phẩm đi đến các thị trường xa, rộng rãi, lưu trữ được, nên sản lượng được nhiều. Hơn nữa, chế biến sâu sẽ giúp các nhà máy có thể chủ động nguồn hàng nhờ bảo quản lâu hơn. Từ đó, xóa dần áp lực bán nhanh và phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu cũng như tiêu thụ hiệu quả nguyên liệu khi vào mùa thu hoạch.
Gia tăng lợi nhuận từ chế biến sâu
Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Gò Đàng (Kiên Giang). Ảnh: Minh Trí/TTXVN
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản (Vasep), tại các Triển lãm thủy sản quốc tế tại Mỹ và EU, sản phẩm chế biến giá trị gia tăng được khách hàng đặc biệt quan tâm qua việc phối trộn với nhiều nguyên liệu được khách đánh giá cao sau khi nếm thử. Đặc biệt, sản phẩm chế biến sâu phù hợp với xu hướng hiện nay là người tiêu dùng bận rộn, có ít thời gian cho nấu nướng. Các sản phẩm này cũng mang lại cho doanh nghiệp lợi nhuận tốt hơn.
Ở cấp độ cao hơn, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) dự kiến sẽ xuất khẩu những đơn hàng đầu tiên đối với sản phẩm vải và trang phục chống cháy sang Indonesia, Ấn Độ, Trung Đông, Mỹ. Đây là mặt hàng có yêu cầu kỹ thuật cao, mang tính pháp lý, bản quyền, không phải mặt hàng thời trang thông thường, thông qua hợp tác giữa Vinatex với Tập đoàn Coast ( Anh) với mục tiêu doanh thu 2-2,5 triệu USD và trong 5 năm đầu tiên định hướng mỗi năm có thể tăng trưởng gấp đôi.
Giữa tháng 12 vừa qua, Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe) công bố xuất khẩu lô sản phẩm cà phê chế biến sâu đầu tiên mang thương hiệu Vietnam Coffee sang Trung Quốc. Việc xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến sâu thương hiệu Vietnam Coffee không chỉ gia tăng giá trị kinh tế mà còn là thành quả từ nỗ lực đầu tư vào công nghệ chế biến và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt.
Trước đó, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Nông trại EDE triển khai xuất khẩu 1 container 20 feet chứa 18.000 gói cà phê rang xay thành phẩm mang nhãn hiệu MISS EDE sang Hoa Kỳ. Đây là sản phẩm cà phê hoàn chỉnh, được đóng gói tại Việt Nam, không phải cà phê nguyên liệu hay gia công nhãn mác. Các sản phẩm này đều là cà phê được sơ chế theo quy trình lên men chất lượng cao, với dây chuyền sản xuất đạt chứng nhận FDA Hoa Kỳ, xuất phát từ vùng canh tác bền vững không xâm lấn rừng tự nhiên, đạt chứng nhận EUDR được quản lý bởi Simexco Đắk Lắk - đối tác chiến lược và đơn vị ủy thác xuất khẩu của MISS EDE.
Ông Đỗ Hà Nam - Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam chia sẻ thêm, chế biến sâu và gắn sản phẩm với thương hiệu doanh nghiệp, cà phê Việt Nam mới thực sự được nhận diện trên thị trường quốc tế. Trước đây, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê nguyên liệu nên người tiêu dùng nước ngoài dù thưởng thức cà phê Việt nhưng không biết đến nguồn gốc sản phẩm.
Về phía doanh nghiệp, ông Hoàng Danh Hữu - nhà sáng lập thương hiệu, Giám đốc điều hành MISS EDE cho biết, để thuyết phục được đối tác Hoa Kỳ nhập khẩu sản phẩm thành phẩm chế biến sâu, MISS EDE phải đáp ứng được tất cả tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Mặt khác, doanh nghiệp cũng tiên phong trong việc tìm kiếm và nhập mua sản phẩm cà phê đến từ vùng canh tác đạt tất cả tiêu chuẩn phát triển bền vững. Đầu tư cho chế biến là giải pháp mà MISS EDE kiên định thực hiện để định vị thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường.
Bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy - Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm các nước Bắc Âu cho rằng, tới đây doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang EU cần nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu. Thay vì tập trung vào gia công thô, doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ chế biến sâu và phát triển sản phẩm có tính khác biệt.
Ví dụ, trong ngành gỗ, thay vì xuất khẩu nguyên liệu hoặc sản phẩm chưa hoàn thiện, doanh nghiệp nên tập trung vào sản xuất đồ nội thất cao cấp, thiết kế độc đáo hay đồ nội thất thông minh gắn với công nghệ, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Đối với nông sản và thủy sản, chế biến thành các sản phẩm giá trị gia tăng như thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn, hoặc sản phẩm hữu cơ cũng sẽ giúp tăng giá trị xuất khẩu và giảm nguy cơ bị nghi ngờ bán phá giá.